T+3 là gì? Cách thức hoạt động của T+1, T+2, T+3 như thế nào ?

 Nếu bạn là một nhà đầu tư hoặc một người tìm hiểu về chứng khoán thì không thể không biết đến khái niệm T+3. Vậy T+3 là gì, cách thức hoạt động của thuật ngữ này như thế nào? Bạn hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

1. T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán là gì?

T+0, T+1, T+2 và T+3 là những thuật ngữ chỉ ngày thực hiện giao dịch và ngày thanh toán trong chứng khoán. Chữ T ở đây là viết tắt của từ Transaction trong tiếng Anh,  ý chỉ ngày diễn ra giao dịch. Các con số 1, 2, 3 sẽ biểu thị số ngày làm việc sau khi giao dịch. Lúc đó, việc thanh toán hay chuyển tiền sẽ được diễn ra. Bạn có thể hiểu khái niệm T+1, T+2, T+3 là gì cụ thể như sau: 

Ngày giao dịch (T+0) là ngày mà các nhà đầu tư thực hiện đặt các lệnh mua hoặc bán cổ phiếu thành công với mức giá được xác định

Ngày làm việc ngay sau T+0 (không tính Thứ 7, Chủ nhật và những ngày nghỉ lễ) được quy định là T+1

Ngày làm việc tiếp theo đó sẽ là T+2 và sau đó 1 ngày nữa được gọi là T+3

Ngày thanh toán (T+2)  chính là ngày cổ phiếu được chuyển nhượng giữa người mua và người bán một cách chính thức

Thời gian chuyển nhượng theo quay định sẽ diễn ra vào cuối ngày T+2, tức là 16h30. Thời điểm này, người mua sẽ nhận được cổ phiếu và người bán sẽ nhận được tiền

T+1, T+2, T+3 là những khái niệm chỉ ngày giao dịch trong thị trường chứng khoán

Thế nhưng, sàn chứng khoán đều đóng cửa vào lúc 15h00 – 15h30. Cho nên, những nhà đầu tư sẽ không thể thực hiện giao dịch ngay với số cổ phiếu mà mình vừa sở hữu. Các hoạt động này sẽ được diễn ra sớm nhất là vào ngày T+3. Cụ thể: 

T+3 đối với người bán là ngày được sử dụng số tiền đã bán cổ phiếu từ T+2 để thực hiện những giao dịch khác

T+3 với người mua là ngày được phép bén số cổ phiếu đã mua từ T+2

2. Cách thức hoạt động của lệnh T+1, T+2, T+3 dễ hiểu nhất

Để hiểu hơn về cơ chế hoạt động của T+1, T+2 và T+3 là gì thì bạn có thể lấy ví dụ đơn giản. Khi bạn mua cổ phiếu vào thứ 2, thì đến ngày thứ 4 cổ phiếu mới được thanh toán và chuyển về tài khoản của bạn. Và đến ngày thứ 5 bạn mới được bán số lượng cổ phiếu đó ra. Như vậy ta có thể quy định:

Ngày giao dịch T0 là thứ 2

Ngày thanh toán (cổ phiếu về tài khoản) T+1 là ngày thứ 3

Thứ 4 sẽ là ngày thanh toán T+2 

T+3 là thứ 5

Ví dụ dễ hiểu nhất khi nhắc đến T+1, T+2 và T+3

Theo các quy định của Luật Chứng Khoán hiện nay, sau khi thực hiện giao dịch mua cổ phiếu thì phải đợi 3 ngày làm việc mới có thể thực hiện giao dịch bán ra. Và khi bạn đã bán cổ phiếu của mình thì phải đợi đến ngày T+2 thì mới nhận được tiền. Ngay sau đó, ngày T+3 là lúc bạn có thể dùng số tiền này để tiếp tục giao dịch. 

Bạn cũng nên lưu ý rằng, các hoạt động mua bán sẽ không được thực hiện vào ngày thứ 7 và chủ nhật. Cho nên, nếu bạn mua cổ phiếu ngày thứ 6 thì việc chuyển nhượng và thanh toán sẽ diễn ra vào ngày thứ 4 của tuần kế tiếp. Khoảng thời gian giữa ngày thanh toán và giao dịch là cố định, không mang tính linh hoạt sẽ giúp cho các nhà đầu tư cân nhắc về việc rút lui khỏi thỏa thuận.

3. Giải thích lý do cần thanh toán vào ngày T+1, T+2, T+3

Đối với những nhà đầu tư chứng khoán thì việc tìm kiếm lợi nhuận một cách nhanh chóng mà không gặp nhiều rủi ro luôn được ưu tiên lên hàng đầu. Như vậy sẽ bảo toàn được lượng vốn của mình. Thế nhưng, giao dịch vướng phải T+ thì nguy cơ thua lỗ sẽ cao hơn nhiều.

Cần thanh toán vào ngày T+1, T+2, T+3 để giảm thiểu lỗi trong quá trình vận hành thị trường

Theo các số liệu thống kê thì hiện đang có khoảng 2,3 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới và đang thực hiện giao dịch mỗi ngày. Số lệnh chứng khoán hằng ngày rất lớn, những lỗi kỹ thuật vẫn luôn có khả năng diễn ra và gây thiệt hại. Để tránh những lỗi không đáng có như vậy khi vận hành khối lượng giao dịch khổng lồ, chu kỳ T+2 đã được áp dụng. Mục đích của việc này là tạo ra khoảng trống về mặt thời gian nhằm khắc phục lỗi, đảm bảo quá trình vận hành của thị trường được thông suốt. Ngoài ra, việc áp dụng chu kỳ này không hề cố định, mỗi nơi lại áp dụng một kiểu T+ khác nhau, ví dụ như: 

Chu kỳ thanh toán phổ biến trên thế giới là: T+3

Tại thị trường chứng khoán Mỹ, chu kỳ là: T+4

Chu kỳ thanh toán ở Việt Nam theo quy định mới rút về là 16h30 ngày T+2, tức đến T+3 thì mới bán được cổ phiếu

4. Ý nghĩa khi chuyển từ thanh toán từ T+3 sang T+2

Trước kia, chu kỳ giao dịch và thanh toán được hoàn thành vào lúc 9h00 của ngày T+3. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ phải mất khoảng 4 ngày mới nhận được số cổ phiếu mà mua. Đây là một khoảng thời gian tương đối dài so với thị trường luôn biến đổi từng ngày. Cho nên, việc chuyển từ T+3 xuống T+2, sẽ giúp cho nhà đầu từ giảm thiểu rủi ro, tăng tính thanh khoản của thị trường và thu hút được nhiều nhà đầu từ tham gia hơn.

Chuyển từ T+3 sang T+2 giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và tăng tính thanh khoản

Ngay cả khi những nhà đầu tư nhận cổ phiếu vào 16h30 của ngày T+2 mà không thể bán luôn tại thời điểm đó. Họ vẫn có thể quyết định được nên làm gì với chúng như cầm cố để có tiền thực hiện những giao dịch khác. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng ghi nhận được số cổ phiếu, số tiền trong tài khoản một cách nhanh chóng.

Theo thông tư 120/2020/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/02/2021, những quy định mới về giao dịch trong ngày đã được triển khai nhằm tạo tính hấp dẫn, động lực lớn cho những nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó giúp thị trường của chúng ta tiệm cận với thị trường chứng khoán quốc tế.

5. So sánh giao dịch T0 và T2 trong chứng khoán

Theo luật chứng khoán trước đây, việc thanh toán theo T+2, bạn cần phải đợi sau 2 ngày làm việc. Tuy nhiên, hiện tại đã có quy định thay đổi T+0. Điều này đã mang lại nhiều lợi thế hơn trước rất nhiều cho các nhà đầu tư. Cụ thể là: 

Tạo cơ hội để nhà đầu tư mua, bán cổ phiếu kịp thời, tránh biến động giá giữa các phiên

Tăng tính thanh khoản của thị trường 

T+0 thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn, thúc đẩy thị trường đi sôi động

Giúp những nhà đầu tư mang về lợi nhuận cao hơn nhờ thực hiện hình thức bán khống 

T+0 sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà đầu tư

Bạn cũng nên lưu ý rằng, bán khống là hình thức tuy mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nhưng rủi ro kéo theo cũng không hề nhỏ. Bạn cần phải hiểu rõ về hình thức này. Thực chất bán khống sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty chứng khoán hơn nhờ vào lãi suất của margin và các chi phí dịch vụ.

Trên đây là khái niệm “T+3 là gì” và các cách thức hoạt động  của T+1, T+2 và T+3 mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp muốn gửi đến các bạn. Mong rằng bài viết này sẽ có ích và giúp bạn hiểu hơn về quy trình giao dịch trong chứng khoán.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn