Big 4 là gì? Tại sao nhiều bạn trẻ lựa chọn làm việc tại Big 4 ?

 Big 4 là gì là thắc mắc của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn chuẩn bị ra trường và đang tìm kiếm những công việc cho bản thân. Vậy cụ thể, khái niệm các công ty Big 4 được giải nghĩa như nào và tại sao nhiều bạn trẻ lại lựa chọn Big 4? Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

1. Big 4 là gì?

Big4 là cách gọi chung khi nói về 4 công ty đứng đầu trong một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Tuy nhiên, thông thường khi mọi người nhắc đến Big 4 thì sẽ liên tưởng ngay đến 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới hiện nay:

1.1. PwC

PwC là tên viết tắt của PricewaterhouseCoopers. Đây hiện đang là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế. PwC là một ông lớn trong ngành kiểm toán mà bất cứ sinh viên nào đang học ngày này đều muốn được vào làm.

PwC là tên viết tắt của PricewaterhouseCoopers

Theo Vault Accounting 50, trong 7 năm liên tiếp, PwC đã được bình chọn là công ty kế toán đứng đầu thế giới. Và là điểm đến hàng đầu tại Bắc Mỹ trong vòng 3 năm liên tiếp.

PwC phát triển mạng lưới của mình tại 157 đất nước và 743 địa điểm. Trong năm 2017, doanh thu toàn cầu của công ty là 37,7 tỷ USD. Trong đó bao gồm 16 tỷ từ dịch vụ Assurance, 9,46 tỷ từ dịch vụ thuế, và 12,25 tỷ từ dịch vụ tư vấn. 

1.2. Deloitte

là tên gọi được rút gọn từ Deloitte Touche Tohmatsu Limited. Năm 1989,  Touche Ross sáp nhập với Deloitte Haskins & Sells tại Mỹ và thành lập lên Deloitte & Touche. Giống như PwC, Deloitte cũng là một cái tên đứng đầu giới kiểm toán mà ai cũng biết đến. Đây cũng là một công ty chuyên cung cấp những dịch dụng kiểm toán uy tín và phát triển hàng đầu thế giới.

Deloitte là công ty được thành lập từ năm 1989

Bên cạnh các anh lớn trong ngành kiểm toán, Deloitte cũng cung cấp những dịch vụ liên quan đến thuế, kiểm toán, và tư vấn tài chính. Trong năm 2017, Deloitte đạt doanh thu toàn cầu 38,8 tỷ USD. Trước đó, trong năm 2016, công ty đã trở thành tổ chức tư nhân lớn thứ 6 tại Mỹ. 

3. KPMG

KPMG là tên viết tắt của công ty Klynveld Peat Marwick Goerdeler, được sáp nhập bởi KMG (Klynveld Main Goerdeler) và Peat Marwick năm 1987. KPMG đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1994. với 3 văn phòng đại diện ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng. KPMG là một mạng lưới cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp bao phủ 154 quốc gia với hơn 200 nghìn nhân sự đang làm việc.

KPMG là được sáp nhập bởi KMG (Klynveld Main Goerdeler) và Peat Marwick

KPMG chuyên cung cấp những dịch vụ kiểm toán, thuế, và tư vấn. Những công ty thành viên thuộc mạng lưới của KPMG luôn cam kết bảo đảm chất lượng dịch vụ cho doanh tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ. 

4. Ernst & Young

Cái tên cuối cùng danh sách “big 4 là gì” chính là E&Y. Công ty có tên đầy đủ là Ernst & Young với trụ sở được đặt tại London. Năm 1989, Ernst & Whinney và Arthur Young & Co sáp nhập lại với nhau để tạo lên E&Y. Năm 2013, công ty lấy tên thương mại là EY và đổi logo thành màu vàng xám như hiện tại. 

Ernst & Young được thành lập năm 1989 bởi sự sát nhập của Ernst & Whinney và Arthur Young & Co

EY xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ năm 1992 và đã trở thành công ty đầu tiên cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn, sử dụng 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Những dịch vụ Ernst & Young đang cung cấp bao gồm: 

Assurance (Dịch vụ đảm bảo)

Transactions (Tư vấn giao dịch)

Tax (Tư vấn thuế)

Advisory (Dịch vụ tư vấn)

Specialty Services ( dịch vụ đặc biệt)

Growth Markets

2. Lịch sử hình thành của Big 4

Khi nhắc đến Big 4 là gì và có lịch sử như nào, chúng ta hãy cùng nhớ lại khoảng thời gian trước năm 1989, thị trường kiểm toán sử dụng tên gọi “The Big Eight” để nói về những công ty đang đứng đầu. Tuy nhiên, sau thời điểm đó, 4 công ty trong nhóm này đã thực hiện các cuộc mua bán và sáp nhập. Cụ thể:

Ernst & Whinney đã sáp nhập với Arthur Young tạo nên Ernst & Young

Deloitte, Haskins & Sells sáp nhập với Touche Ross trở thành Deloitte & Touche.

Big 4 ra đời sau sự sáp nhập của hàng loại công ty kiểm toán

Vào năm 1998, 6 hãng kiểm toán còn lại tiếp tục diễn ra sự thay đổi lớn khi Coopers & Lybrand sáp nhập với Price Waterhouse, và trở thành PricewaterhouseCoopers (PwC) của ngày hôm nay.

Sau năm 2002, một vụ bê bối kế toán với khách hàng Enron (đã giải thế) xảy ra, hãng Arthur Andersen ngừng hoạt động. Nhóm các công ty đứng đầu chỉ còn lại 4 thành viên và các tên Big 4 cũng được hình thành và sử dụng cho đến ngày nay.

3. Những lý do chính khiến nhiều người lựa chọn làm việc tại Big 4

Khi nhắc đến Big 4 là gì mọi người sẽ liên tưởng ngay đến một công việc lý tưởng với mức lương cao trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn. Đồng thời kinh nghiệm làm việc tại các công ty này cũng là một điểm cộng trong hồ sơ công việc của mỗi người. Bên cạnh đó cũng vẫn còn rất nhiều lý do khác khiến mọi người mong muốn được làm việc trong Big 4, cụ thể là:

3.1. Big4 tập trung vào sự tuyệt vời

Những bạn trẻ khi làm việc tại Big4 đều quen với việc một giấy tờ của mình ghi chi chít những lời nhận xét. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ học được các cách giải trình vấn đề logic, dễ hiểu cùng với những người đi trước giàu kinh nghiệm chuyên môn. Thế nên dù bạn đang có những kỹ năng gì đi nữa. Việc nâng cấp sản phẩm liên tục, đạt chất lượng tuyệt vời trước khi đến tay khách hàng vẫn luôn là yếu tố quan trọng đối với việc thăng tiến trong sự nghiệp một cách lâu dài. 

Big4 thường tập chung nhiều vào sự tuyệt vời của sản phẩm và con người


3.2. Hiểu rõ gốc rễ của mọi vấn đề

Nhân viên của Big 4 luôn được rèn luyện theo cách tư duy “why” và “how”. Có nghĩa là, mỗi vấn đề khi tìm hiểu đều cần phải được được đào sâu suy nghĩ và giải quyết một cách tận gốc khó khăn của khách hàng. 

Bạn có thể tự luyện tập cho mình tư duy phản biện. Ngay cả khi đã chắc chắn với ý kiến của mình, vẫn còn rất nhiều thế lực thử thách tư duy của bạn như sếp và đồng nghiệp. Sau tất cả, có vẻ những công ty này không đứng về phía bạn nhưng lại đang gián tiếp giúp bạn. Nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau sẽ tìm ra được cách xử lý thỏa đáng cho khách hàng.

Hiểu rõ gốc rễ của mọi vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu

3.3. Học hỏi mọi lúc

Big4 luôn yêu cầu các nhân viên phải dành thời gian học. Thậm chí những chứng chỉ ACCA, CPA, MBA được xem như là tiêu chuẩn bắt buộc phải có nếu bạn muốn làm việc lâu dài. Sự cạnh tranh là thứ luôn tồn tại, việc liên tục học hỏi của nhân viên cũng là một lý do chất lượng dịch vụ của công ty BIG4 được đẩy mạnh.

Bởi vậy, sẽ luôn có tồn tại các cuộc đua ngầm giữa các đồng nghiệp với nhau để thăng tiến. Tuy nhiên, khi bạn không còn làm việc trong BIG4 nữa thì tinh thần ham học hỏi và bằng cấp sẽ luôn được các sếp khác đánh giá cao.

Học hỏi mọi lúc luôn được đẩy cao

3.4. Nâng cao sự phát triển cá nhân

Big4 là môi trường công bằng và lành mạnh. Những người đi trước luôn là người định hướng, giúp đỡ những bạn trẻ. Việc luôn có một hỗ trợ, theo sát công việc của bạn khi mới bắt đầu đi làm sẽ là một điều tuyệt vời cho sự phát triển trong tương lai. Khó có ai có thể theo đuổi lý tưởng 1 mình mà không cần sự hỗ trợ. Vậy nên, yếu tố giúp đỡ người đi sau của Big 4 luôn được đánh giá cao.

3.5. Mở rộng sự hiểu biết

Bạn sẽ luôn phải giao tiếp với rất nhiều người và thường xuyên di chuyển mỗi tuần. Điều này sẽ giúp cho bạn có được sự hiểu biết rộng hơn về các vấn đề văn hóa, con người, kinh doanh, tổ chức….

Việc mở rộng sự hiểu biết là điều bạn nhận lại được khi ở trong Big4 

Công việc trong các công ty Big 4 sẽ giúp cho bạn có được một cái nhìn mới về về vận hành, tổ chức, giá trị đồng tiền… Hơn nữa, bạn cũng sẽ hiểu biết hơn về lịch sử, địa lý và con người. Vậy nên, cho dù gặp bất cứ chông gai nào thì những trải nghiệm nhận lại này sẽ khiến bạn hài lòng mỗi khi nhớ đến và hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong quá trình làm việc sau này.

Trên đây là những thông tin về “Big 4 là gì” mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp muốn gửi đến các bạn. Mong rằng, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những công ty trong nhóm Big 4 và những điều cần thiết để ứng tuyển vào đây.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn